HƯƠNG DẪN SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG ĐO ĐIỆN
Trong điện-điện tử, đồng hồ đo là dụng cụ không thể thiếu đối với người kỹ thuật viên. Nó được sử dụng để đo điện áp, dòng điện, điện trở, điện dung, kiểm tra đi-ốt (diode), tran-si-tơ (transistor)..v..v..người ta gọi dụng cụ này là đồng hồ vạn năng (multimeter) có nơi gọi là VOM (đọc là Vê-ô-em).
Đồng hồ vạn năng thường gồm 2 loại: Loại hiển thị bằng kim và loại hiển thị bằng số.
Mỗi loại đồng hồ có ưu và nhược điểm riêng, bài viết này nhằm mục đích hướng dẫn sử dụng thiết bị hữu ích này và giúp các bạn phân biệt được ưu, khuyết điểm của từng loại.
Đồng hồ vạn năng dạng hiển thị kim
Đồng hồ vạn năng dạng hiển thị số
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG:
1) Cách đo điện áp:
Đối với 2 loại đồng hồ hiển thị bằng kim và đồng hồ hiển thị số, cách đo được thực hiện như nhau.
- Xoay thang đo sang vùng giá trị điện áp cần đo.
Ví dụ: nếu bạn đang muốn đo điện áp 220VAC, bạn xoay núm vặn đến số 250VAC, không nên chọn thang đo quá lớn (Ví dụ 1000VAC) vì điều này làm kết quả đo không chính xác. Ngược lại, nếu chọn chọn thang đo quá nhỏ (ví dụ 110VAC), có thể dẫn đến gãy kim đo.
Xoay thang đo đến giá trị 250VAC.
\*Lưu ý:
- Khi đo điện áp xoay chiều, cần chọn ở chế độ đo xoay chiều (khu vực có ký hiệu trên đồng hồ là ACV).
- Khi đo điện áp một chiều (DC), cần chọn ở chế độ đo một chiều (khu vực có ký hiệu trên đồng hồ là DCV).
- Cặp hai que đo vào nguồn cần đo như hình bên dưới.
- Đọc giá trị được thể hiện trên đồng hồ.
Giá trị điện áp đuợc thể hiện trên đồng hồ kim.
Giá trị điện áp được thể hiện trực tiếp trên mặt đồng hồ số.
2) Đo dòng điện:
Thông thường đối với đồng hồ vạn năng dùng kim hoặc đồng hồ dạng hiển thị số dùng que đo, chúng chỉ dùng để đo được dòng điện một chiều (DC), không dùng để đo dòng xoay chiều (AC). Bạn nên nhớ điều đó!
Ngoài ra khi đo, cần quan tâm đến giá trị dòng điện cần đo và kiểm tra xem loại đồng hồ bạn đang sử dụng có thể dùng được hay không.
Ví dụ:nếu bạn đang muốn đo dòng tiêu thụ khoảng 1A thì phải đảm bảo rằng đồng hồ bạn đang dùng có thể chịu được dòng đi qua ít nhất là 1A. Trong trường hợp thấp hơn, khi đo sẽ dẫn đến đứt cầu chì.
Cách đo dòng điện một chiều như sau:
- Chuyển thang đo sang nấc đo dòng điện DC:Cũng tương tự như cách đo điện áp, bạn cần chọn vùng giá trị đo gần với giá trị dòng điện sắp đo, ví dụ ta chọn thang đo là DC 0.25A.
- Mắc que đo nối tiếp với nguồn và tải cần đo theo sơ đồ bên dưới:
Cách đo dòng điện đi qua tải bằng đồng hồ vạn năng.
- Đọc giá trị dòng điện thể hiện qua kim đo hoặc trên mặt số.
3) Đo thông mạch:
Ngoài khả năng đo dòng điện, điện áp..v.v.. chức năng thực tế mà người ta thường hay dùng nhất là đo thông mạch.
Ví dụ: ta có một đoạn dây dẫn dài 10m, làm cách nào để biết được đoạn dây đó bên trong có bị đứt hay không?
Rất đơn giản!!
- Bạn chỉ cần chuyển sang thang đo x1 trên khu vực đo Ohm (Ω). Đối với các bạn dùng loại đồng hồ số, chuyển sang chế độ đo thông mạch với ký hiệu .
- Sau đó cặp 2 que của đồng hồ đo vào 2 đầu dây dẫn.
- Nếu dây dẫn bị đứt, kim đồng hồ sẽ không lên. Trong trường hợp ngược lại, kim đồng hồ sẽ đi lên và còi trên đồng hồ sẽ kêu (tùy loại đồng hồ).
Đồng hồ lên kim trong trường hợp dây cònnguyên
Khi dây đứt, kim đồng hồ sẽ đứng yên.
Đây là tính năng rất hữu ích trong thực tế khi cần dùng để kiểm tra một công tắt điện có còn tốt hay không, dây tóc bóng đèn có bị đứt hay không, một đoạn dây dẫn điện còn nguyên vẹn hay không…v..v….
1.1) Ưu và nhược điểm của từng loại đồng hồ vạn năng:
1.1.1) Đồng hồ hiển thị bằng kim:
Ưu điểm:
- Được dùng chủ yếu để kiểm tra các linh kiện bán dẫn (đi-ốt, transistor, MOSFET…) còn hoạt động hay không, vì dễ quan sát.
- Có thể được dùng để kiểm tra nhanh hư hỏng các linh kiện trong mạch điện tử.
- Dễ mua và có nhiều giá bán cho người dùng lựa chọn từ giá rẻ cho đến khá đắt.
Nhược điểm:
- Dễ hỏng kim hoặc mạch điện tử bên trong nếu không sử dụng đúng cách.
- Khó đọc các giá trị số như điện áp, dòng điện, giá trị điện trở.
- Độ chính xác không cao.
1.1.2) Đồng hồ đo hiển thị bằng số:
Ưu điểm:
- Dễ dàng đọc và theo dõi các giá trị số hiển thị trên màn hình.
- Độ chính xác cao.
- Độ bền cao.
- Có thể được trang bị thêm các chức năng cao cấp khác như đo tần số, đo điện dung..v..v..
Nhược điểm:
- Đắt tiền.
- Khó sử dụng trong trường hợp dùng để kiểm tra nhanh hư hỏng của các linh kiện điện tử
Công ty Cổ Phần Thương mai Dịch vụ và Xuất Nhập Khẩu Bình Minh
Địa chỉ: Số 9,Ngõ 461 Nguyễn Văn Linh, Q. Long Biên, TP.Hà nội
Tel: 024-38751616 Hotline: 0904499667
Email: [email protected]
============================
Chi nhánh Công ty Cổ Phần Thương mai Dịch vụ và Xuất Nhập Khẩu Bình Minh Tại TPHCM
Địa chỉ: Số 1331/15/144 Đường Lê Đức Thọ,Phường 14, Q. Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
Tel: 024-38751616 và 024-36790555 Hotline: 0988764055
Email: [email protected]
AMPE KÌM |
ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN Đồng hồ đo điện trở cách Kyoritsu Đồng hồ đo điện trở cách Hioki Đồng hồ đo điện trở đất Kyoritsu
|
MÁY THỬ ĐIỆN ÁP |
MÁY ĐO NHIÊT ĐỘ
|
MÁY ĐO TỐC ĐỘ |