Chap nhan thanh toan
Siêu thị điện máy Bình Minh - Điện máy của mọi nhà
Hotline
SIÊU THỊ AMPE KÌM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Share |
Hướng dẫn sử dụng Đồng hồ đo điện Các loai

Hướng dẫn sử dụng Đồng hồ đo điện Các loai

Đồng hồ vạn năng cái tên mà chúng ta hay được nghe tới đến đối với dân điện và là một công cụ không thể thiếu cho nhưng ai làm về điện và điện tử. Đó là đồng hồ đo điện. Một thiết bị hỗ trợ khá đắc lực cho các thợ điện và kỹ sư điện trong việc kiểm tra mạch, đo thông số linh kiện...Trong 1 đồng hồ đo nào cũng có mấy phần đo cơ bản sau :
+ Đo điện áp 1 chiều và điện áp xoay chiều
+ Đo dòng điện 1 chiều
+ Đo điện trở , diode, thông mạch, kiểm tra transitor
Ngoài ra còn có các chức năng khác đối với những đồng hồ cao cấp hơn như là đo tụ điện, đo hệ số khuếch đại transitor, đo tần số....
Trong đây tôi sẽ hướng dẫn các pác sử dụng đồng hồ số (Digital) Cách sử dụng đồng hồ và cách đo nó trong mạch điện.Với cách này nó áp dụng cho tất cả các đồng hồ số khác. Nếu đồng hồ số xịn thì nó có nhiểu chức năng hơn như tôi nói ở trên.
Như trên là đồng hồ khá là thông dụng với các thang đo thông dụng mà ta hay dùng như : Điện áp 1 chiều, điện áp xoay chiều, điện trở, dòng điện 1 chiều, kiểm tra transitor
Đồng hồ số có một số ưu điểm hơn so với đồng hồ cơ (Dùng kim chỉ) là độ chính xác cao và có trở kháng đầu vào lớn do đó không gây sụt áp khi dòng điện yếu nhưng nó cũng có những nhược điểm là không nhìn thấy kết quả nhanh nên nó ko đo được tụ điện, Với lại mạch điện tử trong đồng hồ rất nhanh hỏng. Hiện này mọi người đều dùng đồng hồ số nhiều hơn

[b]1 : Đo điện áp 1 chiều[/b]

Điện áp 1 chiều là điện áp được hiểu như là có tần số bằng vô cùng và được tạo bởi thành 2 cực là dương và âm. Cho nên đồng hồ số là ta đo hiệu điện thế giữa 2 cực đó .Còn trong đo điện áp của 1 tải nào đó thì phải mắc song song với tải cần đo. Phương pháp đo nó như sau :
a) Chọn thang đo điện áp 1 chiều có trên đồng hồ

Nhìn trên đồng hồ thì thang này được kí hiệu bởi V--.Ở đây thang đo điện áp 1 chiều có nhiều giải đo như là : 200mV, 2V, 20V, 200V, 600V. Như vậy đồng hồ này đo được điện áp 1 chiều lớn nhất là 600V. Tùy vào điện áp cần đo mà ta chọn giải đo cho phù hợp như thế tránh được sai số.
Ví dụ đo điện áp 1 chiều trong khoảng từ 3V cho đến 20V chả hạn như vậy đối với đồng hồ trên ta chọn giải đo là 20V. Không được chọn giải đo là 2V và 200mV như thế là ta ko đo được. Và không nên chọn giải đo là 200V, 600V như thế kết quả đo của chúng ta không chính xác!

b) Cách đo điện áp 1 chiều bằng đồng hồ số

Tôi lấy luôn đo cục pin như trên hình vẽ chả hạn. Cục pin này tôi không biết là điện áp nó bao nhiêu? Khi đó tôi chọn thang đo 1 chiều và giải đo là 20V.
+ vặn núm về thang đo 1 chiều và tôi chọn để ở giải đo là 20V
+ Que đỏ ta cho vào cực dương của Pin và que đen ta cho vào cực âm của pin. (hình vẽ)
+ Kết quả của nó được hiện thị lên màn hình và kết quả của tôi đo được  sẽ là :

Như vậy đồng hồ hiện thị là 3.98. Chứng tỏ cục pin này có điện áp 3.98V. Thế là Ok
* Chú ý : Đồng hồ số có sự khác bit với đồng hồ cơ là có thể que đo đảo chiều được và kết quả hiện thị khi đảo que đo (Dương --> âm ) sẽ là giá trị âm. Ví dụ như là -3.98V. Nhưng mà đồng hồ cơ thì không được như thế. Nếu mà ta làm như thế nhiều lần sẽ hỏng đồng hồ.Nếu không có điện áp đồng hồ chỉ số 0

2 : Đo dòng điện 1 chiều.

Khác với đo điện áp 1 chiều thì đo dòng điện 1 chiều là đo dòng điện qua tải nên đó phải được mắc nối tiếp với tải. Điều quan trọng là phải xác định được chiều của dòng điện.Nghiêm cấm không được mắc song song như điện áp nên cần phải chú ý cái này. Phương pháp của nó như sau:
a) Chọn thang đo dòng điện 1 chiều có trên đồng hồ số

Nhìn trên đồng hồ ta thấy được thang đo dòng điện 1 chiều được kí hiệu bởi A--. Trong đó thang đo dòng điện 1 chiều này cũng có các giải đo khác nhau : 0.2mA, 2mA, 20mA, 200mA, 10A. Như vậy nó giải đo lớn nhất là 10A. Cũng giống như đo điện áp ta cũng phải chọn giải đo phù hợp để cho kết quả chính xác. Chọn thấp thì không đo được còn chọn cao thì kết quả ko chính xác.

b) Cách đo dòng điện 1 chiều bằng đồng hồ số.

Tôi lấy ví dụ là đo dòng điện qua con LED chả hạn xem nào dòng điện qua nó là bao nhiêu.

Để đo dòng điện qua tải thì phải mắc nối tiếp như trên hình vẽ. Và chú ý đến chiều của dòng điện. Bắt đầu đo.
+ Chọn thang đo dòng điện và giải đo cho phù hợp và ở đây tôi chọn giải đo là 200mA.
+ Đặt que đo nối tiếp với tải cần đo. Ở đây tôi mắc như trên hình vẽ.
+ Sao đó xem kết quả đo trên màn hình. Và kết quả của tôi đo được là:

Như vậy là kết quả đo của tôi hiện lên màn hình sẽ là 6.3. Vậy dòng điện qua con LED là 6.3mA. Thế là Ok!
* Chú ý : Không giống như đo điện áp Khi đảo que đo thì không đo được dòng điện 1 chiều.Tức là bị ngược cực tính. Nếu không có dòng điện qua tải thì giá trị màn hình bằng 0.

3 : Đo điện trở

Đo điện trở là đo mà ta cấp 1 nguồn điện vào 2 đầu con điện trở. Để xác định được dòng qua con điện trở đó. Đo điện trở ta ko quan trọng đến cực tính. Phương pháp đo như sau :
a) Chọn thang đo điện trở trên đồng hồ.
Nhìn trên thang đo điện trở có trên đồng hồ và được kí hiệu bởi : Ω. Và nó cũng có nhiều dải đo khác nhau trong đây có các giải đo như là : 200, 2k, 20k, 200k, 2M. Và giải đo lớn nhất là 2M. Và ta cũng phải chọn giải đo phù hợp để cho kết quả chính xác.

b) Cách đo điện trở bằng đồng hồ số.

Đo 1 điện trở bất kì chả hạn. Xem nào điện trở của nó là bao  nhiêu
Đo 1 điện trở bất kì. Cách như sau
+ Chọn thang điện trở và giải đo phù hợp . Ở đây tôi chọn giải đo là 20K
+ Gắn hai que đo vào điện trở không cần quan tâm đến cực tính. Như trên hình vẽ
+ Nhìn kết quả đo trên màn hình và kết quả của tôi đo được là :

Kết quả của màn hình là 2.49. Như vậy kết quả đo được và giá trị điện trở là : 2.49K. Thế là OK
* Chú ý : Đo điện trở là dễ nhất. Nếu không có điện trở thì giá trị màn hình bằng 0.Đo điện trở thường có sai số tương đối là do : Đồng hồ cũng sai số và linh kiện chúng ta cũng sai số. Nên khi đo sai số cũng tương đối.

4 ) Đo điện áp xoay chiều

Thực chất là đồng hồ không đo được điện áp xoay chiều! Để đo được điện áp xoay chiều thì ta cần phải chỉnh lưu điện áp xoay chiều và tiến hành đo như điện áp 1 chiều. Trong đồng hồ nó đã tích hợp sẵn rồi ta chỉ cần vặn về thang đo xoay chiều và chỉ cần cho que đỏ vào điện áp xoay chiều là OK!
a) Chọn thang đo điện áp xoay chiều.
Nhìn ở hình sau:

Trên đồng hồ đo thì thang đo điện áp xoay chiều được kí hiệu là V~.Đối với đồng hồ này nó cũng có 2 giải đo là 200V và 600V. Giải đo lớn nhất là 600V. Ta cần chọn giải đo cho nó phù hợp với điện áp cần đo cho kết quả đo được chính xác.
b) Cách đo
Do dòng điện xoay chiều khi vào đồng hồ nó được chỉnh lưu nên ta chả cần để ý đến chiều của dòng điện xoay chiều.
+ Các bạn chọn giải đo điện áp xoay chiều. Ở đây tôi chọn thang đo 600V để đo điện áp lưới.
+ Cắm 2 que đo vào hai cực của 2 pha (Nóng và lạnh ) Như trên hình vẽ. Không quan tâm đến que đỏ hay đen được cắm vào chỗ nào. Que nào cũng như nhau.
+ Nhìn kết quả đo trên mà hình. Và đây là kết quả đo của tôi!
Kết quả của tôi là 232. Tức là điện áp xoay chiều là 232VAC. Cái này sai số đôi chút.
* Chú ý : Do đây là điện lưới nên trong quá trình đo nên cần thận.

5) Kiểm tra Diode.

Diode được cấu tạo bởi tiếp giáp P-N nên giữa tiếp giáp đó có điện trở rất nhỏ và ta chỉ cần đo điện trở đó. Trên đồng hồ nó cũng thang đo Diode và nó được nằm trên giải thang đo điện trở. Thông thường có 2 loại Diode có điện trở khác nhau : loại Diode Si và Ge.Hai loai Diode này có điện trở khác nhau.
a) Chọn thang đo Diode trên đồng hồ
Trên đồng hồ này trong thang đo điện trở thì có mỗi 1 giải đo dùng cho Diode và nó được kí hiệu luôn trên đồng hồ (Kí hiệu bằng con Diode). Và giải đo của nó là 2K và chỉ dùng giải đo này mới chính xác.
b) Cách đo.
Xem hình vẽ mình họa sau đây.
Tuy là đo điện trở giữa tiếp giáp PN nhưng ta phải phân cực thuận cho diode tức là như sau :
+ Chọn thang đo điện trở và vặn núm về đo Diode
+ Que đỏ cho vào A (Anot) và Que đen cho vào K (Katot). Nhìn trên hình vẽ
+ NHìn kết quả trên màn hình. Và kết quả đo của tôi.

Trên màn hình hiện thị giá trị là 0.506. Như vậy là Diode vẫn còn sống.
* Chú ý : Nếu ta phân cực nghịch cho Diode thì giá trị điện trở là vô cùng. Còn nếu mà điện trở bằng 0 thì Diode bị hỏng (Hỏng tiếp giáp PN). Cái này cứ hiểu nguyên lý của Diode là có thể xác định được.

5 ) Kiểm tra Transitor và xác định chân cho Transitor

Có những cách khác nhau  cách để xác định chân của cho Transitor và kiểm tra sống chết của Transitor như là kiểm tra sống chết của Transitor ta đo điện trở của BE và BC và CE. Trong đồng hồ này nó đã tích hợp luôn chức năng đo kiểm tra transitor và xác định chân.
a) Chọn thang do trên đồng hồ.
Trên đồng hồ có một thang đo chuyên dùng cho đo Transitor.
Nhìn trên hình vẽ thì thang này có mỗi 1 giải đo và dùng cho Transitor và nó được kí hiệu hFE. Đồng thời có các lỗ để cắm các Transitor vào để đo. Các lỗ này được bố trí các B,C,E sao cho phù hợp với tất cả các BJT (NPN và PNP)
b) Cách đo.
Các đo đơn giản của nó như sau :
+ Chọn thang đo cho Transitor ở đây là HeF.
+ Cắm các Transitor PNP hay NPN và các lỗ bên cạnh nó. Các lỗ này nó được thiết kế cho ta cắm đủ các loại Transitor có thứ tự chân khác nhau của các hãng khác nhau.
+ nếu cắm đùng NPN hay PNP thì khi đó trên màn hình sẽ hiện thị giá trị hệ số khuếch đại của Transitor. Đồng thời nhìn dưới lỗ cắm chân thì ta xác định được chân nào là B , C, E. và kết quả của tôi như sau :
Cái giá trị 164 là giá trị ta đo được kết hợp với lỗ cắm ta xác định được chân cho Transitor và sống chết của Transitor.
* Chú ý : Nếu chưa bit xác định được đó là Tran thuận hay ngược thì ta phải thư cả 2 hàng lỗ dành cho PNP hay NPN nếu cái nào đồng hộ hiện thị thì Tran đó sống và biết được các chân. CÒn nếu cắm hết cả các thứ tự lỗ rồi mà ko thấy gì thì Tran đó đã chết. Đây là công cụ khá hữu ích và nhanh cho việc xác định Transitor không như cách thủ công ngày trước.

6 : Kết luận.

+ Qua đồng hồ này tôi đã giới thiệu cho các pác biết được các thang đo có trong đồng hồ số thông dụng, các sử dụng các thang đo. Trong đồng hồ này có trong thang đo điện trỏ còn có giải đo thông mạch. Nếu mà dây dẫn được nối thì đồng hồ sẽ phát ra tiếng chuông kêu (Điện trở bằng 0) CÒn nếu ko có tiếng kêu thì đoạn dây đó đã bị đứt chỗ nào. Ngoài tác dụng cơ bản đây chúng ta vẫn có thể sử dụng đồng hồ này vào nhiều công việc khác nhưng chúng ta phải hiểu được vật cần đo có cấu tạo và nguyên lý như thế nào để chúng ta chọn thang đo và giải đo cho phù hợp.
+ Qua trên đồng hồ mà tôi nói chỉ là đồng hồ thông dụng và cơ bản. ĐỐi với loại đồng hồ số cao cấp hơn thì nó còn có nhiều chắc năng khác như là  : Đo tụ điện, tần số... Và nó sẽ không phân biệt nhiều giải đo trong 1 thang đo mà nó chỉ có thang đo cái đó thô. Ví dụ như đo điện áp chỉ có thang đo điện áp trong đó không có các giải đo khác nhau.

Chúc các bạn thực hành và kiểm chứng để sử dụng được đồng hồ đo. Vì cái này ai học điện điện tử cũng cần phải biết!

Tin khác
Hỗ trợ trực tuyến Hanoi
Mr Nam : 0904 499 667
Chat [Mr Nam: 0904 499 667]
Mr Minh : 0932 225 325
Chat [Mr Minh: 0932 225 325]
Ms Mùi : 0962 208 760
Chat [Ms Mùi: 0962 208 760]
Ms Thảo : 0978884915
Chat [Ms Thảo: 0978884915]
Ms Thủy : 0936 476 144
Chat [Ms Thủy: 0936 476 144]
Ms Hiền : 0903208068
Chat [Ms Hiền: 0903208068]
Ms Chi : 0912378084
Chat [Ms Chi: 0912378084]
Hỗ trợ trực tuyến HCM
Mr Bình : 0988 764 055
Chat [Mr Bình: 0988 764 055]
Ms Thu Hà : 0904 829 667
Chat [Ms Thu Hà: 0904 829 667]
Ms Hương : 0964 934 177
Chat [Ms Hương: 0964 934 177]
Giỏ hàng của bạn
Đối tác
Hotline
Copyright © 2009 - 2024 by Binh Minh.
All right reserved

Công ty Cổ Phần Thương mai Dịch vụ và Xuất Nhập Khẩu Bình Minh
Địa chỉ: Số 9,Ngõ 461 Nguyễn Văn Linh, Q. Long Biên, TP.Hà nội
Tel: 024-38751616  Hotline: 0904499667
Email: [email protected]

============================
Chi nhánh Công ty Cổ Phần Thương mai Dịch vụ và Xuất Nhập Khẩu Bình Minh Tại TPHCM
Địa chỉ: Số 1331/15/144 Đường Lê Đức Thọ,Phường 14, Q. Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
Tel: 024-38751616 và 024-36790555 Hotline: 0988764055
Email: [email protected]

 

Liên hệ để có giá tốt nhất
Hotlite